Chữ “Tình Thân” trong những câu chuyện của Mặc Bảo Phi Bảo
Chuyện của Mặc Bảo Phi Bảo có một đặc điểm đó chính là nhẹ nhàng, không sóng gió, ngọt ngào, không hiện thực và lý tưởng, không vọng tưởng.
Mình
chưa từng đọc nhiều các tác phẩm của Mặc Bảo Phi Bảo, hình như đọc qua năm bộ
nhưng nội dung nhớ được chỉ còn ba, bởi vì ba bộ nhớ được đã chuyển thể thành
phim mà mình đã xem qua.
Nói về cốt truyện của Mặc Bảo Phi Bảo, không phải muốn khen chữ “tình” trong câu chuyện “tình yêu” của mỗi một nhân vật, mà muốn nhắc đến chữ “tình” trong “tình thân” mà Mặc Bảo Phi Bảo đã xây dựng làm mình cảm thấy thực sự ấm lòng.
1. Cốt cách mỹ nhân/Châu Sinh Như Cố:
Bản cốt truyện gốc của “Cốt cách mỹ nhân” không nhấn mạnh hay
nhắc quá rõ về hai chữ “tình thân” nhưng bản chuyển thể đã vô cùng thành công
khi mang đến một mái nhà Châu Sinh nơi có mười một đồ đệ nguyện sống chết cùng
Châu Sinh Thần và một quân doanh thề trung thành không bỏ của hắn.
Mười một đồ đệ là từng đứa từng đứa trẻ mồ côi mà hắn – một thân
vương bị ruồng bỏ đã nhặt về để cho chúng một mái nhà, tất cả họ gọi hắn một tiếng
“Sư phụ”. Mười một đồ đệ nguyện vào sinh ra tử cùng hắn, nguyện đi nhặt xác hắn
dù biết rơi vào bẫy quân thù, nguyện bảo vệ mảnh đất biên cương dù triều đình
phản bội, dù sư phụ không còn, nhưng bởi vì đó là mảnh đất tổ mà sư phụ cả đời đau
đáu canh giữ.
Dù kiếp sau chẳng thể trọn vẹn gặp lại nhưng Châu Sinh Thần lại có một người bạn – một người đến để trả nợ kiếp trước, người mà cho dù kẻ khác có đặt điều, mời gọi thì hắn cũng quyết không phản bội Châu Sinh Thần, người mà tính đông tính tây nhưng nhất định sẽ tính đến Châu Sinh Thần đầu tiên.
2. Rất nhớ rất nhớ anh:
Bản cốt truyện gốc của “Rất nhớ rất nhớ anh” có nói đến “tình
thân” nhưng nó được thể hiện qua cách thân thiết của những người đồng hành cùng
nhau những ngày đầu khởi nghiệp/ngày đầu bước vào giới hơn là một hiện thực ngoài
đời cũng thân thiết mà bản phim chuyển thể đã truyền tải được.
Thương Thanh Từ là một trong những đại thần trụ cột của giới phối
âm, anh không chỉ là một trong những người thành lập lên Hoàn Mỹ Phối Âm mà còn
là một trong những người đi đầu trong giới này. Thương Thanh Từ có những người
anh em cùng thời mà ở đó người ta kính trọng và nể phục về tài năng và con người
của Thương Thanh Từ.
Bản chuyển thể cho thấy một hình ảnh “tình thân” mà ở đó, những
người anh em cùng nhau khởi nghiệp với Thương Thanh Từ đã khóc khi anh nhắc đến
chuyện lui về hậu trường, từ bỏ ánh sáng sân khấu; ở đó còn là hình ảnh khi cả đội
đi du lịch ở Quế Lâm, người bạn lâu năm đã sắp xếp cả một hành trình dài đưa họ
đi hết các danh lam thắng cảnh, cuối cùng khi mng sắp rời đi chú ấy lặng lẽ ngồi
buồn thiu và khóc vì anh em lâu ngày không gặp nhưng lại phải chia ly, mãi đến
khi Thương Thanh Từ hứa rằng năm sau, năm sau đại hội âm nhạc của các anh em sẽ
về Quế Lâm tổ chức thì chú ấy mới gạt nước mặt nở nụ cười tiễn biệt để hẹn ngày
gặp lại. Hay hình ảnh bốn năm người anh họ của Thanh Thanh Mạn hối hả lo lắng
cho cô em duy nhất trong nhà đã có người yêu. Tất cả họ đã vẽ lên một hình ảnh
tuyệt vời của hai chữ “tình thân” mà “Rất nhớ rất nhớ anh” đã đem đến cho khán
giả.
3. Giữa Cơn Bão Tuyết:
(Sẽ nói nhiều hơn chút vì xem còn mới nên nhớ nhiều =]])
Bản cốt truyện gốc của “Giữa Cơn Bão Tuyết” và bản chuyển thể
từ kịch bản đến lời thoại chắc chỉ khác nhau 10% về mô tả một số cảnh tình cảm
của nam nữ chính, còn lại giống đến 90% về nguyên tác, vậy nên nhắc đến hai chữ
“tình thân” mà Mặc Bảo Phi Bảo đã xây dựng thì thật sự không có nhiều sai khác,
có lẽ nó được thắm đượm hơn vì người xem được thấu hiểu tận mắt bởi những con
người thật đem đến mà thôi.
Muốn nói đến mối quan hệ của Lâm Diệc Dương - Giang Dương - Mạnh
Hiểu Đông và Lâm Diệc Dương với Đông Tân Thành.
Đầu tiên, Lâm Diệc Dương – Giang Dương – Mạnh Hiểu Đông:
Nếu tính theo tuổi đời thì Giang Dương là lớn tuổi nhất, đến Lâm
Diệc Dương và sau cùng là Mạnh Hiểu Đông. Nếu tính theo tuổi nghề thì ba người
gần như là cùng thế hệ và gia nhập môn bia cùng một thời gian/giai đoạn. Nhưng
vốn dĩ Giang Dương cùng Lâm Diệc Dương là người Đông Tân Thành, Mạnh Hiểu Đông
là người Bắc Thành, xét về lý thuyết anh em cùng CLB đã đấu đá nhau để tranh sủng
không nói, anh em khác CLB càng cần đấu tranh để thắng thua mới phải, ấy vậy mà
kỳ lạ thay, ba anh em lại vô cùng thân thiết và tôn trọng nhau.
Người ta có câu tôn trọng đối thủ là tôn trọng chính mình và câu
nói này được áp dụng trong mối quan hệ tay ba của Lâm Diệc Dương – Giang Dương –
Mạnh Hiểu Đông thì quả không sai lệch chút nào.
Giang Dương lặn lội sang tận Phần Lan để tìm và thuyết phục Lâm
Diệc Dương về nước tiếp quản Đông Tân Thành. Đông Tân Thành là nơi mà Lâm Diệc
Dương đã nói rằng Giang Dương dùng cả thanh xuân để xây dựng, phát triển, thế
nhưng Giang Dương không đắn đo suy nghĩ dù chỉ một chút về việc giao lại cả gia
sản này cho người em sáu lâu lăm không gặp. Giang Dương nói rằng nếu là người
khác tiếp quản Đông Tân Thành thì hắn sẽ nghĩ thế nhưng là Lâm Diệc Dương thì sẽ
không. Giang Dương không chỉ nói miệng, không chỉ thuyết phục một lần mà bất cứ
lần nào gặp Lâm Diệc Dương hắn cũng chỉ đau đáu một điều mong em quay về và mong
rằng Lâm Diệc Dương đồng ý trở lại Đông Tân Thành. Giang Dương là người mà khi
biết Lâm Diệc Dương trở về đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, từ nhà ở, nơi làm hay
những vật dụng nhỏ nhất để trang trí cũng đều tự tay lựa chọn và sắp xếp. Giang
Dương là người nhìn thấy hình ảnh chiến thắng của Lâm Diệc Dương năm 16 tuổi và
cũng là người chứng kiến ngày Lâm Diệc Dương đem vinh quang trở về năm 29 tuổi.
Lâm Diệc Dương có một người em ruột nhưng từ nhỏ không chung sống cùng, vậy nên
như Giang Dương từng nói và Lâm Diệc Dương cũng chẳng thể phản bác nổi, đó chính
là hai người họ còn thân hơn cả anh em cùng cha mẹ với nhau.
Mạnh Hiểu Đông là người nghe tin Lâm Diệc Dương ở Phần Lan thì
lặn lội sang tận nơi để gặp mặt một lần và thử tìm hiểu xem Lâm Diệc Dương còn
tiếp tục sở thích với bia hay không. Mạnh Hiểu Đông là người có gia cảnh hoàn
toàn khác biệt với Lâm Diệc Dương nhưng lại thấu hiểu tất thảy về Lâm Diệc Dương,
vậy nên hắn dặn em gái rằng hai đứa phải yêu nhau và hướng đến chuyện hôn nhân,
nhớ phải lừa Lâm Diệc Dương về nước tiếp tục sự nghiệp đã bỏ dở, nhớ đừng tiêu
tiền của Lâm Diệc Dương vì hắn còn là sinh viên nghèo hay cả chuyện lo sợ gia đình
phản đối em gái và Lâm Diệc Dương bên nhau thì Mạnh Hiểu Đông cũng đảm bảo sẽ
giúp đỡ nói chuyện với cha mẹ rồi luôn tạo cơ hội cho đôi trẻ gặp gỡ. Mạnh Hiểu
Đông là người khi nghe tin Lâm Diệc Dương trở lại thi đấu sau bao năm giải nghệ
thì đã ngay lập tức vui vẻ đến tận sân đấu để chứng kiến đầu tiên – người thân
duy nhất của Lâm Diệc Dương ngày đó ở hiện trường. Mạnh Hiểu Đông cũng chính là
người nở nụ cười tươi nhất để đón chào người bạn đấu vừa chiến thắng chính mình
trong cuộc thi và thật tâm chúc mừng sự trở lại đầy ánh hào quang của Lâm Diệc
Dương.
Xét trên cương vị vừa là bạn vừa là đối thủ, Mạnh Hiểu Đông hết
lòng tán thưởng và tiếc nuối sự giải nghệ của Lâm Diệc Dương, vậy nên đối với trở
lại của Lâm Diệc Dương lòng Mạnh Hiểu Đông vui mừng khôn xiết vì tán thưởng kẻ
có tài. Xét trên cương vị là một người lãnh đạo của Bắc Thành, Mạnh Hiểu Đông
thấu hiểu sự khổ tâm của Giang Dương trong bao năm xây dựng Đông Tân Thành vậy
nên hắn cùng Giang Dương trò chuyện, để hỏi rằng liệu Giang Dương có không cam
tâm, liệu có tiếc nuối khi từ bỏ Đông Tân Thành hay không và rồi sắp xếp cả
chuyện phẫu thuật cho Giang Dương.
Cuối cùng nói đến Lâm Diệc Dương và Giang Dương, lý do Lâm Diệc
Dương từ chối tiếp quản Đông Tân Thành là bởi vì “Năm 16 tuổi rời đi, không cống
hiến, không hy sinh được chút gì cho Đông Tân Thành” thì hắn lấy tư cách gì để
quay về thụ hưởng công lao của một đại công trình mà Giang Dương đã dùng máu thịt
và mồ hôi nước mắt trong mười năm đổi lại. Vì vậy, Giang Dương mở lời bao nhiêu
lần thì là bấy nhiêu lần Lâm Diệc Dương chặt đứt ý nghĩ ngay từ giây phút đầu
tiên và luôn kiên định một điều
“Hắn là người Đông Tân Thành nhưng nhất định sẽ không quay về Đông Tân Thành”.
Thứ hai, Lâm Diệc Dương – Đông Tân Thành:
Lâm Diệc Dương từ nhỏ mất cha mẹ, năm 13 tuổi thầy Hạ nhận Lâm
Diệc Dương làm đồ đệ thứ sáu, vậy nên trong CLB mng gọi Lâm Diệc Dương là “anh
sáu hoặc chú sáu” và Lâm Diệc Dương cũng được coi là bậc cha chú trong CLB dù
tuổi còn nhỏ. Thầy Hạ tuổi đã ngoài 60 mới nhận Lâm Diệc Dương làm đồ đệ do nhìn
thấy tư chất của hắn, năm đó cha mẹ mất sớm, Lâm Diệc Dương được thầy Hạ coi như
con cháu trong nhà. Lâm Diệc Dương ở nhà thầy Hạ, những món ăn hắn thích thầy cô
bao năm vẫn nhớ, cúp thắng giải đều bày ở nhà thầy, sau khi hắn rời đi con gái
thầy còn sang tận Phần Lan thuyết phục hắn trở về, nhà có bao nhiêu đồ ăn ngon
cũng mang sang tận nơi dặn hắn ăn không được sót lại. Năm Lâm Diệc Dương giải
nghệ rời đi, hắn đơn giản chỉ là trẻ thơ cố chấp không bỏ xuống được lòng tự trọng
thế nên lỡ mất 10 năm tuổi nghề. Nhưng trong 10 năm đó bao người ở Đông Tân Thành
vẫn ngóng trông hắn, hắn trở thành chú sáu trong truyền thuyết của cả một thế hệ
Đông Tân Thành sau này. Nếu như thầy Hạ và Giang Dương không căn dặn dạy bảo thì
có lẽ người Đông Tân Thành đã sớm quên đi Lâm Dịch Dương, sớm quên rằng họ còn
một người anh/một người chú thứ sáu, vậy nhưng người Đông Tân Thành chỉ cần nhìn
thấy Lâm Diệc Dương dù là ở Phần Lan xa xôi cũng vẫn chào vang một tiếng anh sáu/chú
sáu. Ngày Lâm Diệc Dương quay trở về, nhà vẫn là nhà và ở nhà vẫn luôn có người
đợi chờ hắn trở về.
Trước giờ vẫn luôn tán thưởng nét bút của Mặc Bảo Phi Bảo nhưng phải đến sau khi “Giữa Cơn Bão Tuyết” thì mới phải cảm thán rằng, câu chuyện của Mặc Bảo đẹp ở chỗ vẽ lên một cốt truyện tình yêu êm đềm tươi đẹp nhưng cũng không quên vài nốt chấm tình thân ở mọi nơi. Tóm lại, “tình yêu” có lẽ một mình nó cũng hoàn mỹ rồi nhưng nếu thiếu “tình thân” thì nó sẽ không đủ trọn vẹn và Mặc Bảo đã làm rất tốt ở cả hai khía cạnh này.
P.S: Ảnh đều là lấy từ "Giữa Cơn Bão Tuyết" cảnh ở Phần Lan vì lười đi tìm ảnh ở mấy bộ cũ =]]]. Hơn nữa vì là phim/truyện tình cảm nên toàn ảnh nam nữ chính chứ ít ảnh của những người anh em cùng nhau quá :)