[Dịch] Những người không sinh con sau này thế nào.

Quốc gia (Trung Quốc) cho phép chính sách sinh con thứ ba, có những người ủng hộ lại có những người nói không sinh, bạn cảm thấy có cần con cái không, nếu có thì là mấy đứa con?

Muốn thảo luận vấn đề này thì đầu tiên cần phải hiểu cái gì là "vãn cảnh thê lương" (*Dịch nghĩa: Về già cuộc sống không được tốt).

Không phải là tôi đang tạt nước lạnh nhưng các bạn thực sự cho rằng sinh con rồi thì về già không phải cô đơn lạnh lẽo sao?

Nói là dưỡng lão, chính là không thể thiếu chữa bệnh.

Trình độ chữa trị của Trung Quốc có cái đặc điểm của Trung Quốc, chính là thông thường người bệnh không có quyền được biết sự việc, không có quyền lựa chọn, không có quyền đồng ý hay không.

Đặc biệt là trong tình huống người thân vẫn còn, đặc biệt là lúc sinh mệnh sắp mất đi, gặp phải loại bệnh không thể cứu chữa.  

Người Trung Quốc luôn luôn cho rằng, để người bệnh biết về bệnh tình của họ chính là khiến họ bị kích động, cho nên tốt nhất là giấu được thì cứ giấu. 

Nhưng điều thú vị là nếu như bệnh này thuộc về loại bệnh có tính ổn định, thời gian trị liệu lâu dài, cần phải đi đi lại lại nằm viện cả chục lần, cơ bản thì những người bệnh này đều sẽ tự hiểu bệnh của mình đồng thời với thái độ bình tĩnh mà đi một mình đến bệnh viện hết lần này đến lần khác để chữa trị. "Cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử"* (*Dịch nghĩa: Người già mắc bệnh nặng nằm liệt giường lâu ngày thì con cái có tốt có hiếu thảo đến đâu cũng không cách nào luôn túc trực chăm sóc bên cạnh được), đây là điều có thể thấu hiểu. Nói chung khi con nhỏ đến giai đoạn ba bốn tuổi, có bao nhiêu bận rộn, bao nhiêu vất vả, bao nhiêu tinh lực đều dành hết cho con, không cần tôi nói nhiều mọi người chắc đều hiểu.

(Tôi có một bệnh nhân là người một mình từng đến bệnh viện hơn 40 lần, còn nói với bác sĩ chúng tôi rằng, con dâu của bà ấy mang thai rồi, ở nhà cũng không chăm sóc được cô ấy, còn oán trách bà ấy không thể ngày ngày chăm sóc con).

Là một người bác sĩ, tôi không đồng ý việc giấu bệnh tình với bệnh nhân, cũng không có cách nào khác, tôi vẫn là thành thực nói rõ với người thân của họ, thậm chí là chỉ nói cho người thân. Không có cách nào khác. Tôi từng trải qua một lần làm việc chính nghĩa mà nói cho bệnh nhân biết bệnh tình của mình, rồi đêm ngày hôm đó bệnh nhân gào khóc không ngừng ở trong phòng bệnh, sang ngày thứ hai ôi giời ơi hơn 20 người người nhà bệnh nhân đến đứng chật cứng cả hành lang. 

Điều thú vị là, sau khi 20 người này bàn bạc, oán trách tôi không nên nói sự thật cho bệnh nhân biết, đồng thời còn nói rằng nếu như biết bệnh nhân bị ung thư thì đã đưa người xuất viện về nhà từ hôm qua rồi.  

Cho nên đại đa số mọi người cho rằng "vãn cảnh thê lương", nhưng thực tế mà nói thì chỉ là có người có quyền chăm sóc cho bạn mà thôi. 

Đến bệnh viện lấy cái số, được hướng dẫn, còn có thể được tư vấn.

Mua thuốc có bảo hiểm y tế.

Nằm viện cần chăm sóc có thể thuê hộ lý bệnh viện, ngày ngày tươi sáng thiên hạ thái bình, người đó mà muốn đánh bạn thì bác sĩ phụ trách bạn không trách khỏi phải chịu trách nhiệm. 

Cần người bầu bạn, vậy cũng không nhất định phải có con cái (btw tôi đồng ý nhân loại là động vật có tính xã hội, nhưng tôi cho rằng quan hệ cần thiết cũng không nhất định phải loại quá hẹp như quan hệ cha mẹ con cái, ai mà không có một hai người bạn tốt chứ?). Bạn bè giữa những người bệnh với nhau trong viện tôi gặp qua không ít.

Cũng đừng nói với tôi không có người thân thì bệnh viện không khám bệnh cho, tôi chỉ nhắc nhở bạn một câu, có lúc nào mà bệnh viện tra xét xem hộ khẩu với giấy đăng ký kết hôn của bạn không?

Con cái, vợ chồng, đến bệnh viện chủ yếu là làm gì?

Thực sự chính là đến để giúp bệnh nhân thay quần áo, đút cơm, gội đầu, lau rửa thân thể các loại.

Trong quá trình làm việc, "con cái của bệnh nhân", đặc biệt đa số là người trung niên, bận rộn công việc và gia đình của chính mình, lúc cần tôi gọi điện thoại bảo họ đến thì mới đến, đến để làm gì? Đến, chính là nói chuyện với bác sĩ, nói bệnh tình, nói phương pháp trị liệu, nói dự chẩn, nói các lựa chọn. Đại diện người bệnh nói chuyện cùng bác sĩ thế thôi.

Những người con này, bố mẹ của họ, bệnh nhân của tôi.

Họ không biết bản thân mình mắc phải bệnh gì. Không biết có những phương pháp trị liệu nào, không biết mỗi phương án trị liệu có mặt lợi và hại nào, không biết bản thân mình còn được bao nhiêu thời gian để sống, không biết tương lai bản thân phải đối mặt với cái gì. 

Tin tức không tốt các loại đều bị những người cháu con hiếu thảo nói hết rồi. 

Những người ngay từ đầu không sinh con đẻ cái, có thể trong mắt các bạn lúc đối mặt với bệnh tật chỉ có thể một mình họ đối mặt, giống như nói "vãn cảnh thê lương" không ai chăm sóc, thế nhưng ít nhất họ có quyền đối mặt, còn phần nhiều những người bị con cháu hiếu thuận giấu hết các sơ hở thì ngay cả quyền đối mặt với sự thật họ cũng bị cướp đoạt mất.

Thậm chí trong mắt một người không thích cuộc sống gia đình như tôi mà nói, kết cục này thực sự không đủ sức hấp dẫn để khiến tôi làm trâu làm ngựa ngậm đắng nuốt cay suốt 20, 30 năm.

>>> Reply:

[+] Con cháu tự có phúc của con cháu, không có con cháu tôi tự hưởng phúc.

[+] Vấn đề dưỡng lão? Đầu tiên bạn phải sống đến lúc hưởng được điều đó đi rồi hẵng nói.

[+] Bạn nên hỏi mấy người mà nuôi không nổi con cái những vẫn cố sinh ra thì sau này như thế nào đi.

[+] Sinh thì làm sao mà không sinh thì làm sao, thực sự đều là tự nguyện chứ không phải bị ép bức là được rồi.

[+] Tôi có một thầy giáo tên là Đinh Khắc, avatar của thầy ấy là Slam Dunk. Tuy đã hơn 40 tuổi rồi nhưng nhìn rất trẻ. Bóng lưng đằng sau hòa vào đám sinh viên, hình như còn tập gym nữa. Thầy cô giáo khác nói đến thầy ấy đều khen thầy đẹp trai, thường đi nước ngoài du lịch (trước lúc dịch bệnh), woa có chút cảm giác stay forever young. Tôi vẫn là ngưỡng mộ dã man con ngan luôn.

[+] Nhưng trong xã hội hiện nay chẳng bảo đảm được người không có con cái sau này gặp phải việc ngoài ý muốn gì đó thì không cô đơn, ông nội tôi không thể tự chăm sóc cuộc sống của mình, thần trí cũng không thanh tỉnh, cô tôi mỗi sáng sớm 6 giờ đều dậy nấu cơm rồi đưa ông đến bệnh viện, nếu như không phải con cái thì ai có thể chăm sóc như vậy được chứ. (Me: +++++Like)


Nguồn: Ghibli Studio.


Nguồn: Weibo

~~~~~~

Quan điểm của tui là con cháu tự có phúc của con cháu, nói chung là không phải kiểu "con dù lớn vẫn là con của mẹ" đâu, vì mình biết phương Đông chúng mình chính là kiểu bảo hộ, bao bọc, che chở con cái cả đời mặc dù không hy vọng đền đáp gì, nhưng mình cảm thấy như thế ba mẹ quá vất vả nên mình luôn ủng hộ ba mẹ với tư tưởng con lớn rồi tự phải chăm sóc cho bản thân, ba mẹ cũng tự chăm sóc tốt cho bản thân để con cái không phải lo lắng. 

Về mặt tư tưởng, một thế hệ đã là một khoảng cách lớn rồi nên cũng không nên quá miễn cưỡng và áp đặt hệ tư tưởng nên nhau, ba mẹ hãy luôn tin tưởng và ủng hộ những quyết định của con cái, nếu cần chỉ là cho lời khuyên mà thôi, còn con cái cũng phải lắng nghe và kiên nhẫn với ba mẹ. 

Mình nghĩ không có con chắc cũng sẽ có lúc buồn như không có người thân đi cùng mình cả cuộc đời vậy. Nhưng ngược lại cũng có lúc tự do. Mỗi lựa chọn đều mang chúng mình đến một ràng buộc hay một kết quả khác nhau. Thế nên chẳng có ai đúng ai sai cả, thấy lựa chọn nào phù hợp với quan điểm sống của bản thân là được. 

Nếu có thể hãy một lần xem qua bộ phim "Lấy danh nghĩa người nhà" để hiểu con cái sinh ra không phải là một loại bảo hiểm, đó là một lựa chọn, vì bản thân chúng ban đầu đâu có quyền đến thế giới này nếu bạn không trao cho chúng cái quyền được sống. Một khi đã trao cho chúng quyền được sống thì hãy trao cho chúng cả quyền tự do. Cái kết khi về già của mỗi người chính là dựa cả vào con đường giáo dục của chúng ta nuôi nấng chúng thành một đứa trẻ như thế nào. Con người chúng trở thành, con người chúng ta khi mất đi đều là tự chúng ta lựa chọn.  

Popular posts from this blog

[Dịch] Sống cuộc đời bạn muốn.

Chữ “Tình Thân” trong những câu chuyện của Mặc Bảo Phi Bảo

Cửu biệt trùng phùng - Dĩ Diên Vi Định...